Xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản được xem là ngành chủ lực của Việt Nam. Thế nhưng, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Cùng NextX tìm hiểu sâu hơn về cơ hội cũng như các thách thức đó trong bài viết dưới đây.
Danh mục bài viết
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
- Gạo
- Cà phê
- Cao su
- Chè
- Điều
- Hạt tiêu
- Rau quả
- Các sản phẩm từ sắn
- Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Cơ hội của ngành xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam
1. Nhu cầu thị trường quốc tế tăng
Hậu COVID-19 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu thực phẩm sạch của các nước quốc tế. Họ chú trọng đến sức khỏe và ý thức bảo vệ bản thân nên các nông sản xanh sẽ được ưu tiên.
Nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 180 thị trường trên thế giới. Điều này đã gây được nhiều tiếng vang lớn, đặc biệt là ở các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
2. Nhanh nhạy, uyển chuyển trong xuất – nhập
Không chỉ yên vị ở các mặt hàng nông sản truyền thống, nước ta đã khéo léo linh hoạt đẩy mạnh qua các loại trái cây hoa quả mới. Nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng ngoại quốc.
Ví dụ: Vải thiều tươi sang Nhật Bản, bưởi vào Chi Lê, chanh leo sang Châu Âu… Kết quả là xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam đã nhận được sự tăng trưởng mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc.
3. Chuyển đổi số nông nghiệp, công nghệ 4.0
Các công nghệ của chuyển đổi số nông nghiệp như công nghệ AI, Bigdata, Internet vạn vật IoT, Công nghệ viễn thám, Drone … giúp giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm và năng suất lao động hiệu quả.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh và xúc tiến trang thương mại trực tuyến nhằm quảng bá và tiêu thụ nông sản đã góp phần tích cực vào việc xuất nhập khẩu nông sản của cả nước trong thời gian vừa qua.
Thách thức của ngành xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam
1. Cạnh tranh mạnh cả thị trường nội và ngoại
Nhiều mặt hàng có lợi thế cạnh tranh thấp như mía đường, sản phẩm chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi… sẽ chịu sự cạnh tranh mãnh liệt từ sản phẩm nhập khẩu. Khiến cho việc tụt mạnh nhu cầu tiêu dùng ngay chính trong thị trường nội địa.
2. Các chính sách bất ổn của nhà nhập khẩu
Sự thay đổi bất ổn trong chính sách nhập khẩu của các nước quốc tế sẽ tác động rất lớn tới xuất – nhập nông sản. Ví dụ:
- EU áp “thẻ vàng” với hải sản nhập khẩu của Việt Nam vào EU
- Đạo luật Farmbill của Hoa Kỳ (Luật Nông trại Mỹ)
- Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp về truy xuất nguồn gốc
- Biện pháp kiểm dịch thuỷ sản nhập khẩu của Hàn Quốc
- Chính sách tạm nhập khẩu thuỷ sản của Ả rập Xê út
3. Thách thức về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh
Ngành xuất nhập khẩu vẫn phần nào bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về khí hậu, thiên tai và dịch bệnh.
- Biến đổi khí hậu thời tiết cực đoan và bất thường
- Thiên tai: mưa đá, xâm nhập mặn mức độ nghiêm trọng hơn
- Dịch bệnh COVID-19 hoành hành làm đứt gãy chuỗi cung ứng
Lời kết
Vừa rồi, NextX mang đến bạn cái nhìn toàn cảnh về cơ hội và thách thức của ngành xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam đối diện. Nắm chắc những kiến thức đó sẽ giúp bạn trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi của mình. Chúc bạn thành công!
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
NextX NextFarm tự hào là nền tảng nông nghiệp thông minh đi đầu tại Việt Nam. Với hơn 1.000 nông dân và triển khai được 4 quốc gia khác ngoài Việt Nam. Hệ sinh thái tập trung nền tảng công nghệ phần mềm SaaS, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp IoT: Giải pháp nông nghiệp thông minh Hệ thống nông nghiệp thông minh Ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp IoT trong nông nghiệp Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp >>Phần mềm: Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu Giải pháp tự động hóa nông nghiệp >>Giải pháp NextX AI: Máy châm phân dinh dưỡng tự động Máy điều khiển tưới dinh dưỡng tự động Hệ thống giải pháp giám sát nông nghiệp thông minh |