Internet of Things (IoT) là một xu hướng công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Mang lại sự kết nối thông minh giữa các thiết bị và đối tượng trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù đã xuất hiện trong một khoảng thời gian dài, nhưng thuật ngữ “Internet of Things” vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Bài viết này NextX sẽ đưa ra định nghĩa cụ thể và ứng dụng của Internet of thing vào trong cuộc sống ngày nay.
Danh mục bài viết
Internet of thing (IoT) là gì?
IoT được biết đến là mạng lưới vạn vật kết nối internet. Là một khái niệm quan trọng trong thế giới công nghệ hiện đại. Đến năm 2013, Tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things (IoT-GSI) đã đưa ra định nghĩa chi tiết. “IoT là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin. Nó hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp. Với mục đích này, một ‘vật’ là một thứ trong thế giới thực (vật thực) hoặc thế giới thông tin (vật ảo). Mà vật đó có thể được nhận dạng và được tích hợp vào một mạng lưới truyền thông.”
Một cách dễ hiểu hơn, IoT là một mạng lưới liên kết các thiết bị và đồ vật thông qua sự kết hợp của cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác. Điều này cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập, xử lý và trao đổi dữ liệu với nhau một cách tự động và thông minh. IoT mở ra không gian cho sự tương tác thông minh giữa thế giới vật thể và thế giới số. Mang lại sự thuận tiện và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và công nghiệp.
Tại sao IoT lại quan trọng
Trong vài năm gần đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một trong những công nghệ quan trọng nhất. Mang lại những ứng dụng Internet of thing to lớn cho cả cuộc sống cá nhân và hoạt động kinh doanh.
Trên phương diện cá nhân, IoT đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường sống thông minh. Nó mang đến các thiết bị thông minh, cho phép tự động hóa các chức năng trong ngôi nhà. Bằng cách sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Người dùng có thể dễ dàng kiểm soát hệ thống chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, và các thiết bị khác. Các chức năng như hẹn giờ và điều chỉnh nhiệt độ trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng, và ngăn chặn trường hợp quên tắt các thiết bị khi rời nhà.
Trong lĩnh vực kinh doanh, IoT là yếu tố không thể thiếu. Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách họ hoạt động theo thời gian thực. Cung cấp thông tin chi tiết từ hiệu suất máy móc đến quản lý chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần.
IoT cung cấp khả năng tự động hóa các quy trình. Giảm chi phí lao động, giảm chất thải và cải thiện chất lượng dịch vụ. Điều này không chỉ làm giảm chi phí sản xuất và giao hàng. Mà còn mang lại sự minh bạch trong các giao dịch với khách hàng.
Cấu trúc của một hệ thống Internet of thing
- Thiết bị (Things): Tầng này đặt chứa các thiết bị IoT, như cảm biến, actuator. Các thiết bị thông minh khác để thu thập dữ liệu từ môi trường hoặc thực hiện các hành động cụ thể. Đây là nguồn gốc của dữ liệu trong hệ thống.
- Trạm kết nối (Gateways): Tầng Gateway đóng vai trò là cầu nối giữa thiết bị và hạ tầng mạng. Nó thực hiện chức năng lọc dữ liệu, xử lý cơ bản và chuyển gửi dữ liệu từ nhiều thiết bị về hạ tầng mạng.
- Hạ tầng mạng (Network and Cloud): Tầng này bao gồm cơ sở hạ tầng mạng. Đặc biệt là môi trường đám mây (cloud) nơi dữ liệu từ thiết bị được chuyển đến và lưu trữ. Hạ tầng mạng cung cấp các dịch vụ như tích hợp, xử lý dữ liệu, và lưu trữ.
- Bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and solution layers): Tầng này chứa các dịch vụ và giải pháp được tạo ra để xử lý và phân tích dữ liệu từ thiết bị IoT. Đây bao gồm các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), machine learning. Các dịch vụ tạo ra giải pháp thông minh và dự đoán.
5 ứng dụng của Internet of thing trong cuộc sống hiện đại
Nhà và văn phòng thông minh
Nhà thông minh là một trong những ứng dụng Internet of thing. Các thiết bị nhà thông minh như đèn, điều hòa, rèm cửa,… có thể được kết nối với nhau và với Internet. Để tự động hóa các tác vụ và cung cấp trải nghiệm sống thoải mái hơn.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại để bật đèn hoặc điều chỉnh nhiệt độ từ xa. Hoặc lập lịch trình cho các thiết bị tự bật tắt theo thời gian. Bạn cũng có thể sử dụng các cảm biến để theo dõi các điều kiện trong nhà. Như nhiệt độ hoặc độ ẩm, và điều chỉnh các thiết bị cho phù hợp.
Hiện tại, ứng dụng IoT này không được sử dụng rộng rãi do chi phí lắp đặt quá cao, khó có khả năng chi trả.
Xem thêm: Top 5 phần mềm nhật ký sản xuất nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi thủy sản tốt nhất hiện nay
Ô tô tự lái
Ô tô tự lái đang là một trong những dòng xe thông minh đang phát triển mạnh mẽ. Tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ cảm biến thông minh trong Internet of Things (IoT). Các cảm biến thông minh chơi một vai trò quan trọng trong hệ thống này. Liên tục thu thập thông tin về tình trạng của xe. Giao thông xung quanh, và các đối tượng trên đường.
Hệ thống này bao gồm các đơn vị camera, cảm biến khoảng cách, RADAR, và mảng ăng-ten RF. Giúp xe thu thập thông tin và đưa ra quyết định dựa trên những thay đổi đột ngột trên đường. Công nghệ RF cho phép các phương tiện thông minh chia sẻ thông tin với nhau. Tạo nên một môi trường giao thông thông minh và liên kết.
Khi có dữ liệu lớn được thu thập, trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán các tình huống trên đường. Cảnh báo về tình trạng giao thông và các phương tiện xung quanh. Từ đó hỗ trợ người lái xe an toàn và giảm nguy cơ va chạm.
Ví dụ cụ thể về ứng dụng của ô tô tự lái thông minh trong IoT bao gồm việc hỗ trợ kiểm soát hành trình. Quản lý nhiên liệu thông minh, thông báo về tai nạn trên tuyến đường. Cảnh báo về tình trạng giao thông đông đúc ở một tuyến đường cụ thể. Các tính năng này nâng cao trải nghiệm lái xe. Đóng góp tích cực vào an toàn và hiệu suất của hệ thống giao thông tổng thể.
Chăm sóc sức khỏe
Ứng dụng của Internet of thing ngày càng nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các thiết bị theo dõi sức khỏe như vòng đeo tay thông minh và đồng hồ thông minh. Có thể được sử dụng để theo dõi các chỉ số sức khỏe như nhịp tim, huyết áp, và lượng calo tiêu thụ.
IoT cũng được sử dụng trong các ứng dụng chăm sóc sức khỏe khác. Như phẫu thuật từ xa và chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Phẫu thuật từ xa cho phép các bác sĩ thực hiện phẫu thuật thông qua các robot điều khiển từ xa. Chăm sóc bệnh nhân tại nhà cho phép các bệnh nhân được chăm sóc tại nhà thay vì phải nhập viện.
Xem thêm: Chuyển đổi số cho nông nghiệp là gì? Top đơn vị làm chuyển đổi số cho Nông nghiệp tại Việt Nam
Nông nghiệp thông minh
Trước đây, quá trình nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào lao động con người. Nhưng hiện nay, sự xuất hiện của máy móc và công nghệ đã đơn giản hóa toàn bộ quy trình. Sự ứng dụng của Internet of Things (IoT) trong ngành trồng trọt giúp nông dân có khả năng kiểm soát và theo dõi thông tin quan trọng. Như thời điểm thu hoạch tối ưu, độ dinh dưỡng của đất, lượng phân bón cần thiết, và độ ẩm của đất.
Một trong những phần mềm sử dụng Internet of thing phổ biến đó là NextX NextFarm
Thương mại điện tử
IoT đang được sử dụng để cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Ví dụ, các cửa hàng trực tuyến có thể sử dụng các cảm biến để theo dõi hành vi của khách hàng. Đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp.
IoT cũng được sử dụng trong các ứng dụng thương mại điện tử khác. Như thanh toán không tiếp xúc và quản lý chuỗi cung ứng. Thanh toán không tiếp xúc cho phép khách hàng thanh toán mà không cần phải rút thẻ ra khỏi ví. Quản lý chuỗi cung ứng sử dụng dữ liệu từ các cảm biến để theo dõi vị trí của hàng hóa. Đảm bảo chúng được vận chuyển một cách hiệu quả và an toàn.
Kết luận
Trên đây là những ứng dụng của Internet of thing mà NextX đã thông tin. Hy vọng bạn đọc có thể ứng dụng vào doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng NextX CRM, phần mềm bán hàng NextX bán hàng trên nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
NextX NextFarm tự hào là nền tảng nông nghiệp thông minh đi đầu tại Việt Nam. Với hơn 1.000 nông dân và triển khai được 4 quốc gia khác ngoài Việt Nam. Hệ sinh thái tập trung nền tảng công nghệ phần mềm SaaS, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp IoT: Giải pháp nông nghiệp thông minh Hệ thống nông nghiệp thông minh Ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp IoT trong nông nghiệp Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp >>Phần mềm: Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu Giải pháp tự động hóa nông nghiệp >>Giải pháp NextX AI: Máy châm phân dinh dưỡng tự động Máy điều khiển tưới dinh dưỡng tự động Hệ thống giải pháp giám sát nông nghiệp thông minh |